Là một trong những loại gỗ quý hiếm bậc nhất hiện nay, gỗ Gụ ngày càng được ưa chuộng trong sản xuất và thi công đồ gỗ nội thất. Các sản phẩm làm từ gỗ Gụ có giá trị kinh tế, tính thẩm mỹ và độ bền cao. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của loại gỗ này, bạn đọc có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
Gỗ Gụ là gì?
Gỗ Gụ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Gụ lau, gõ sương, gụ hương, gõ dầu. Đây là loại gỗ được lấy từ thân cây Gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis.
Cây gụ có chiều cao tầm 20-30 mét, đường kính vào khoảng 0,6-8 mét, thậm chí, có những cây phát triển với đường kính hơn 1 mét. Loài cây này thường phát triển ở những nơi rừng rậm nhiệt đới, nơi mưa ẩm, có tầng đất dày.
Lá cây gụ hình bầu dục – mác với chiều rộng khoảng 3,5 – 6cm, chiều dài khoảng 6-12 cm, hoa phủ lông nhung màu vàng hơi nhung, kích thước dài từ 10 – 15 cm, mọc thành cụm hình chùy.
Hiện nay, cây gỗ Gụ vô cùng quý hiếm và còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Nam Phi,….
Đặc điểm, phân loại gỗ Gụ
Đặc điểm của gỗ Gụ
Thân gỗ Gụ lớn, với chiều cao khoảng 20-30 mét, cây gỗ mọc rải rác ở rừng nhiệt đới với độ cao tầm 500 mét.
Hiện nay, tại Việt Nam, cây gỗ Gụ mọc chủ yếu ở các tỉnh thành như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh, Huế, Khánh Hòa, Quảng Trị, Đà Nẵng.
Gỗ Gụ có 3 đặc điểm chính như sau:
- Gỗ Gụ là dòng gỗ khá tốt, có giá trị kinh tế cũng như hiệu quả cao. Gỗ có màu trắng hoặc vàng nhạt, theo thời gian càng lâu, gỗ chuyển thành màu nâu thẫm.
- Gỗ Gụ có đường vân gỗ mịn đều, khá đẹp, thớ gỗ thằng. Vân gỗ đa dạng về kiểu hình, mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Gỗ có mùi chua, không quá hăng. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt gỗ Gụ với các loại gỗ khác.
Phân loại gỗ Gụ
Gỗ Gụ thuộc nhóm I trong danh sách những loài cây quý hiếm tại Việt Nam và được phân thành 4 loại chính, dựa theo nguồn gốc, xuất xứ:
- Gỗ Gụ ta: Là loại gỗ từ rừng Việt Nam, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Loại gỗ này cực kỳ quý hiếm với tâm gỗ mịn, được nhiều người ưa chuộng
- Gỗ Gụ Lào: Đây là loại gỗ được trồng ở các rừng tự nhiên tại Lào và nhập khẩu về Việt Nam
- Gỗ Gụ mật: Đây là loại gỗ công nghiệp, được trồng chủ yếu ở Lào và Gia Lai. Gỗ có màu đen, để càng lâu càng thẫm và bóng như màu mật ong.
- Gỗ Gụ Nam Phi: Là loại gỗ từ Nam Phi được nhập khẩu về Việt Nam.Gỗ có màu hồng nhạt đến màu nâu đỏ đậm, theo thời gian, màu gỗ có xu hướng đậm dần.
Ưu, nhược điểm của gỗ Gụ
Về ưu điểm
Gỗ Gụ là loại gỗ quý với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Gỗ có đường vân đều, thẳng, màu gỗ đẹp mắt
- Gỗ Gụ sở hữu đường kính thân cây lớn, giúp việc thiết kế, tạo sản phẩm mỹ nghệ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn
- Gỗ Gụ có khả năng chịu ngoại lực tốt, dễ đánh bóng và ít bị mối mọt hay cong vênh
- Tuổi thọ của gỗ bền, lên tới hơn 100 tuổi
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng gỗ Gụ vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Cây gỗ sinh trưởng chậm, nguồn gỗ khan hiếm, cần được bảo tồn
- So với các loại gỗ khác, sản lượng gỗ Gụ thu được hàng năm thấp
- Giá thành gỗ Gụ khá đắt đỏ do đó chỉ những người có điều kiện kinh tế vững mới có thể sử dụng
Cách nhận biết gỗ Gụ như thế nào?
Để nhận biết, phân biệt gỗ Gụ, người ta dựa vào một số đặc điểm sau:
- Về khối lượng: Gỗ Gụ có tỉ trọng lớn, nặng hơn nhiều so với các loại gỗ thông thường
- Về màu sắc: Gỗ Gụ khi mới khai thác có màu vàng, gỗ để lâu chuyển thành màu nâu đỏ hoặc nâu đậm
- Về độ chua: Gỗ Gụ có mùi hơi chua nhưng không quá hăng khi ngửi
Giá gỗ Gụ là bao nhiêu? Được ứng dụng để làm gì?
Tùy theo từng thời điểm mà giá gỗ Gụ sẽ biến động, tăng – giảm khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của các thương gia, riêng dòng gỗ Gụ mật có mức giá khá tốt và bình ổn, không tăng đột biến, giao động từ 20 – 24 triệu đồng/m3.
Hiện nay, loại gỗ này được ứng dụng phổ biến trong thi công đồ gỗ nội thất, để làm các đồ mỹ nghệ cao cấp như: tủ bếp, giường, tủ quần áo,…..
Một số câu hỏi thường gặp về gỗ Gụ
Dưới đây, các chuyên gia nội thất Quang Tùng sẽ giải đáp một số thắc mắc cũng như các câu hỏi thường gặp về gỗ Gụ của quý khách hàng.
Gỗ Gụ có tốt không?
Câu trả lời là có. Gỗ Gụ được đánh giá là một trong những loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam hiện nay. Gỗ có độ cứng tốt, không bị cong vênh, màu gỗ đẹp, đường vân gỗ sáng, đồng đều và được đánh giá là loại gỗ chất lượng cao, được nhiều người ưa chuộng.
Gỗ Gụ có khả năng bị mọt không?
Quá trình sản xuất gỗ Gụ trải qua nhiều công đoạn và được sơ chế kỹ bằng cách tẩm sấy, sàng lọc. Do đó, các sản phẩm nội thất bằng gỗ Gụ có độ bền cao, chống mối mọt cực tốt.
Gỗ Gụ có sợ bị nứt không?
Theo nhận đinh của các chuyên gia, gỗ Gụ có độ cứng cao nên không gây nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì việc nứt có khả năng xảy ra. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần phòng tránh bằng cách hạn chế để gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các tác nhân gây hại.
Tại sao trước khi chế tác cần ngâm gỗ Gụ trong nước vôi?
Thông thường, trước khi chế tác gỗ Gụ được ngâm trong nước vôi để giúp thớ gỗ dai hơn, mịn hơn đồng thời tăng khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như: mưa, nắng, độ ẩm,…..
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, ưu – nhược điểm của gỗ Gụ. Hi vọng rằng, thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức đồng thời lựa chọn các sản phẩm đồ gỗ nội thất bằng gỗ Gụ sao cho phù hợp nhất.