Gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF là gì? Loại gỗ nào tốt hơn?

MFC, MDF và HDF được đánh giá là 3 loại gỗ công nghiệp ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, hiện nhiều khách hàng vẫn còn chưa hiểu rõ về đặc trưng cũng như ưu điểm cụ thể của từng loại gỗ. Do đó, để mang lại cái nhìn tổng quan hơn đồng thời giúp bạn có thể lựa chọn được dòng sản phù hợp nhất, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ khái quát đầy đủ các thông tin đồng thời so sánh từng loại gỗ cũng như phân tích ưu, nhược điểm của từng loại.

Nội dung bài viết

Gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được sử dụng phổ biến hiện nay và được dùng để phân biệt với loại gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng hóa chất hoặc keo để kết hợp với gỗ vụn làm ra tấm gỗ. Khác với gỗ tự nhiên (gỗ được lấy từ thân cây gỗ), gỗ vụn đa số được làm từ các nguyên liệu tận dụng hay nguyên liệu thừa, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên,….

gỗ công nghiệp

Hiện nay có 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến là: MFC, MDF, HDF

Để đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của sản phẩm, bạn cần phải lựa chọn được một loại cốt gỗ tốt. Hiện nay, một số cốt gỗ phổ biến của gỗ công nghiệp bao gồm: Cốt gỗ MFC, cốt gỗ HDF, cốt gỗ MDF, cốt gỗ dán,…

Gỗ công nghiệp MFC là gì?

MFC là tên gọi viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine. Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ các nhánh cây, cành cây hoặc thân cây gỗ như keo, bạch đàn, cao su,…có độ bền cơ lý cao, phong phú về chủng loại, kích thước bề mặt rộng.

Đặc điểm của gỗ công nghiệp MFC là không mịn, bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng phân biệt các dắm gỗ. Đa số các sản phẩm như tủ, bàn làm việc đều sử dụng loại cốt này. Để bề mặt có nét đẹp riêng cũng như sáng bóng hơn, gỗ MFC phủ Melamine nhằm bảo bảo vệ chống trầy xước, chống thấm nước.

gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC

Hiện nay, gỗ công nghiệp MFC có 2 loại là: MFC chống ẩm và MFC thường.

  • MFC chống ẩm: Đây là loại gỗ được sử dụng trong các không gian haowjc khu vực ẩm ướt như: vách ngăn nhà vệ sinh, nhà tắm, tủ bếp,…nhằm đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm. Hiện nay, gỗ MFC chống ẩm có giá thành cao hơn loại thông thường.
  • MFC thường: Gỗ MFC thường có khoảng 80 màu với đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như MFC sồi, tần bì, gỗ óc chó, xoan đào, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ,… Loại gỗ này có giá thành rẻ hơn ván MFC chống ẩm.

Phân loại gỗ MFC theo kích thước

Xét về tiêu chí kích thước, gỗ công nghiệp MFC được phân loại như sau:

  • Loại chuẩn

Độ dày của ván MFC cũng như kích thước tiêu chuẩn tại Việt Nam hiện phổ biến như sau:

Độ dày Kích thước
Size nhỏ: 4′ x8′ 1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′ 1830x2440x (12/18/25/30)mm

  • Loại vượt khổ

Hiện nay, bên cạnh kích thước chuẩn, gỗ MFC còn có kích thước vượt khổ, nhằm phục vụ cho việc đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế của khách hàng như:

Độ dày Kích thước
4′ x 9′ 1220x2745x (18/25)mm

Gỗ công nghiệp MDF là gì?

Gỗ công nghiệp MDF không còn là cái tên xa lạ hiện nay, tuy nhiên một số người vẫn thắc mắc rằng, MDF là gì? Ý nghĩa của tên viết tắt này ra sao?

Tên tiếng Anh đầy đủ của MDF là Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF sử dụng nguyên liệu là các loại nhánh cây, gỗ vụn,….được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo. Sau đó, các sợ này được đưa qua bồn rửa trôi tạp chất và đưa vào máy trộn gồm: bột sợi gỗ, keo, chất kế dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.

Medium Density Fiberboard

Tên tiếng Anh đầy đủ của MDF là Medium Density Fiberboard

Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện có 2 dạng: quy trình ướt và quy trình khô. Hiện nay quy trình sản xuất MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt. Dựa vào chủng loại gỗ làm ra bột và chất kết dính cũng như phụ gia mà người ta phân loại gỗ MDF như sau:

  • MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU
  • MDF chịu nước: Cũng thuộc loại MDF trơn tuy nhiên trong quá trình sản xuất được trộn keo chịu nước.
  • MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt.

Gỗ công nghiệp HDF là gì?

Tấm ván ép HDF hay còn gọi là tấm gỗ HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard. Gỗ HDF được tạo ra từ nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C.

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF dán bề mặt Veneer

Gỗ được xử lý hết nhựa đồng thời sấy khô nước, đảm bảo chất lượng cao, thời gian xử lý nhanh. Phần bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia với mục đích tăng thêm độ cứng, độ bền cũng như khả năng chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Gỗ MDF và gỗ MFC có tốt không?

Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn luôn là câu hỏi mà đa số khách hàng thắc mắc hiện nay. Tuy nhiên, độ bền cũng như tuổi thọ của gỗ phụ thuộc vào cách bảo quản của bạn.

Trong điều kiện sử dụng cũng như khí hậu thời tiết ở nước ta, với môi trường trong nhà, các sản phẩm như: giường gỗ MDF, bàn ghế gỗ MFC,…có thể sử dụng từ 10 đến 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

Nội thất gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp được ứng dụng trong sản xuất nội thất

Các sản phẩm thuộc hai dòng gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trội như: chất lượng gỗ ổn định, khả năng chống mối mọt cao, khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như: dễ cong, vênh,….

Gỗ MFC và gỗ MDF cái nào tốt hơn?

Theo các nghiên cứu, gỗ MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, do đó cần phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Hiện nay, các sản phẩm gỗ MFC được sử dụng phổ biến để làm tủ quần áo, kệ, tủ bếp vì chúng có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.  

Vậy, gỗ MDF có tốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, loại gỗ này dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi nó nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn.

Nếu sử dụng đúng mục đích đồng thời biết cách bảo quản tốt thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 cho đến 15 năm.

Giá gỗ công nghiệp MDF hiện nay

Giá gỗ công nghiệp MDF luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của khách hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các yếu tố mà sẽ có các mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá gỗ công nghiệp MDF mà bạn có thể tham khảo: 

bảng giá gỗ công nghiệp MDF

Lưu ý: Bảng giá trên có thể thay đổi theo thời gian cũng như tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thị trường cung ứng sản phẩm.

Giá ván gỗ công nghiệp MFC hiện nay

MFC là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các đồ dùng nội thất hiện nay. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cụ thể cho dòng sản phẩm này tương đối khó bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ dày, màu vân gỗ,…

Chẳng hạn, giá của ván gỗ MFC theo kích thước 1m22x2m44 sẽ có sự khác biệt như sau: với độ dày 12mm, màu xám sẽ có giá 290.00đ, màu trắng sẽ có giá 300.000đ. Trong khi đó, với độ dày 25mm, màu xám có giá 450.000đ và màu trắng sẽ có mức giá 460.000đ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay. Hi vọng, thông qua bài viết trên, quý khách hàng sẽ hiểu hơn về từng loại gỗ từ đó lựa chọn được cho mình thiết bị phù hợp nhất với mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình.

 

Call Now Button0912.529.523